Nghiệm thu PCCC – Hoàn công PCCC

18/05/2019
Tin tức

Thủ tục: Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

(Trích tại Quyết định số 145/QĐ-PCCC-P1 ngày 23/02/2017 của Giám đốc Cảnh sát PC&CC Thành phố về Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh)

a) Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cảnh sát PC&CC Thành phố, số 258 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (Mẫu số 01);

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ (Mẫu số 02) và phần mềm một cửa; lập và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu số 03).

Bước 2: Chuyển hồ sơ

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04) và đính kèm vào hồ sơ.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin hồ sơ đã nhận vào máy tính và chuyển thông tin đó đến đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết (để phân công thực hiện) trong vòng 02 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, tổ chức. Đồng thời, chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết trong vòng 04 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

– Đối với hồ sơ tiếp nhận sau 16 giờ trở đi trong ngày thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin hồ sơ đã nhận vào máy tính và chuyển thông tin đó đến đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết. Việc chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết trong vòng 04 giờ kể từ 7 giờ 30 phút của ngày làm việc tiếp theo.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính phân công Cán bộ giải quyết như sau:

– Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Cán bộ thẩm định, trình lãnh đạo có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

– Trường hợp quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Cán bộ thẩm định báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền lập kế hoạch để tổ chức kiểm tra, xác minh. Quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA) và lưu tại cơ quan giải quyết hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Cán bộ thẩm định, trình lãnh đạo có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết theo quy định: Cán bộ thẩm định báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần khắc phục. Thời gian giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ.

– Các hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết: Cán bộ thẩm định báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định.

Đối với các hồ sơ quá hạn giải quyết: Đơn vị trực tiếp giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức (Mẫu số 05), trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả, nhưng không quá một phần tư (1/4) thời gian quy định giải quyết thủ tục hành chính đó.

Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu biên nhận hồ sơ và trả kết quả, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).

b) Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh.

c) Thành phần hồ sơ

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, Cảnh sát PC&CC thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm cấp văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

e) Đối tượng thực hiện

Chủ đầu tư các dự án, công trình và chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cảnh sát PC&CC Thành phố thẩm duyệt.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh.

h) Kết quả thực hiện

Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

i) Lệ phí: Không

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiên giao thông cơ giới, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật số 27/2001-QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;

– Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy, Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

– Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

CÔNG TÁC THIẾT KẾ – NGHIỆM THU PCCC
Căn cứ điều 17 Luật phòng cháy và chữa cháy về “Trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình”:

1. Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a/ Thiết kế đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;

b/ Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;

c/ Tham gia nghiệm thu công trình.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:

a/ Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định này;

b/ Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại;

c/ Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;

d/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

a/ Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;

b/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;

c/ Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình.

4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a/ Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải bảo đảm thời hạn thẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định này;

b/ Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt, kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình;

c/ Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Căn cứ mục V Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an về “Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy”:

1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế đã được thẩm duyệt.

2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặt biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.

3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền hoặc yêu cầu.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy .

4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.

6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.

7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC23 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.

Căn cứ điều 18 Nghị định số:35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về việc “ Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy”:

Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.

Căn cứ mục VI Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về “Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy “:

1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an tòan phòng cháy và chữa cháy.

2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:

a) Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ;

b) Báo cáo chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy .

c) Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC đã lắp đặt trong công trình;

d) Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy ;

đ) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy ;

e) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;

g) Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy .

Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt, riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục có liên quan về phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy .

3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:

a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị ;

b) Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt ;

c) Tổ chức thử nghiệm họat động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.

4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an tòan phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt ;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền./.

TRÁCH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU :
– Thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt thiết kế về mặt PCCC và các bản vẽ kỹ thuật kèm theo gói thầu.

– Lắp đặt các thiết bị đúng theo danh mục vật tư thiết bị đã được Chủ đầu tư phê duyệt.

– Cung cấp chứng chỉ, xuất xứ, kiểm định, tài liệu thiết bị đã lắp đặt cho gói thầu.

– Soạn thảo văn bản trình Chủ đầu tư xem xét, ký duyệt. Tham gia nghiệm thu cùng Cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương kiểm tra thi công hạng mục mà mình đảm nhiệm theo quy định.

– Lập Hồ sơ nghiệm thu và hoàn công theo quy định để nghiệm thu về PCCC.

– Tư vấn, soạn các biểu mẫu, công văn (Theo mẫu) để trình Chủ đầu tư ký duyệt mời cơ quan cảnh sát PCCC nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng.

– Chịu toàn bộ kinh phí (nếu có) để nghiệm thu về mặt PCCC.

CÔNG TÁC NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Lập hồ sơ quản lý chất lượng theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.

– Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu.

1- Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị:

a – Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị: trước khi tiến hành công tác xây lắp, nhà thầu xây lắp (B) phải trình cho chủ đầu tư (A) hoặc tư vấn giám sát các hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sẽ đưa vào công trình để bên A hoặc tư vấn giám sát kiểm tra sự phù hợp (về chất lượng, quy cách, xuất xứ) của vật liệu, cấu kiện, thiết bị so với điều kiện sách. Hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị gồm:

– Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do một tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện (nếu cần)

b – Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường:

– Các vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường đều phải được kiểm tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư chấp thuận. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, ghi rõ chủng loại, quy cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường từng đợt, có ký xác nhận của đại diện bên B và đại diện bên A (hoặc tư vấn giám sát).

2 – Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:

Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công) theo mẫu tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng:

– Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện của A (giám sát), B cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy cách mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.

– Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định. Nếu lấy ít hơn sẽ không đủ căn cứ kết luận chất lượng cấu kiện, ngược lại lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.

– Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên B và đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn (LAS…). Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.

– Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu kiện bộ phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công tác, cấu kiện được nghiệm thu và phải ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.

Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.

– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.

– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.

+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

– Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…

– Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, …

– Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt, với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước hoặc của Ngành hiện hành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Lưu ý hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.

– Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

– Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành vào sử dụng:

Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng chống cháy nổ của Phòng Cảnh sát PCCC – Công an Tỉnh.

+ Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

+ Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.

Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:

+ Kiểm tra hiện trường

+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.

+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;

+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công.

– Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc toàn bộ công trình có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, có đầy đủ hồ sơ tài liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Một số lưu ý khác :

– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế cần nghiên cứu và thực hiện những quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, cũng như nội dung hướng dẫn của văn bản này.

– Các biên bản nghiệm thu phải lập theo mẫu đã nêu tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, phải có xác nhận của các thành phần tham gia nghiệm thu theo quy định.

– Nhật ký công trường phải được lập theo đúng mẫu quy định (bắt buộc) theo TCVN 4055-1985.

– Hồ sơ nghiệm thu phải được sắp xếp khoa học, phù hợp với danh mục chi tiết và phải bảo đảm hình thức đã quy định để dễ dàng kiểm tra.

– Chủ đầu tư tổ chức việc kiểm tra hồ sơ để các thành viên có liên quan tham dự kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được lập sẵn, cùng ký biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình (phụ lục 2 – Thông tư số 12/2005 /TT-BXD).

– Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải có chữ ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu của tất cả các bên tham gia kiểm tra. Danh mục hồ sơ tài liệu kèm theo Biên bản kiểm tra, do Chủ đầu tư ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

– Việc tập hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu trước khi nghiệm thu hoàn thành có tác dụng lớn trong việc rà soát chất lượng, tạo bằng chứng về toàn bộ kết quả xây lắp. Vì vậy, chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện, lập biên bản kiểm tra hồ sơ kèm theo danh mục tài liệu hợp lệ như đã hướng dẫn trên đây, khắc phục tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện như hiện nay.

– Tài liệu nêu trên là tài liệu thuộc Hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), lưu trữ và nộp lưu trữ theo quy định về hồ sơ hoàn công, và phải bàn giao cho chủ quản lý, sử dụng công trình khi bàn giao sử dụng công trình.

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC
1. Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA);

– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Theo Điểm a Khoản 4, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA);

– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

3. Thời gian giải quyết:

Theo Điểm b Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.

Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Lệ phí: Phí kiểm định được thực hiện theo Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016 của Bộ Tài chính.

5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PCCC, CN, CH

6. Trình tự thực hiện:

1. Tiếp nhận yêu cầu kiểm định

2. Lấy mẫu kiểm định: Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.

3. Thực hiện kiểm tra, kiểm định

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

+ Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện.

4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện. Trường hợp không bảo đảm điều kiện để cấp giấy chứng nhận phải có công văn trả lời và nêu rõ lý do.

6. Kết quả thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).

7. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

9. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật phòng cháy và chữa cháy (luật PCCC) được Quốc hội khoá X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 04/10/2001;

– Luật số 40/2013/QH13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2014);

– Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

– Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

– Căn cứ Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

MỌI YÊU CẦU VỀ DỊCH VỤ:

THIẾT KẾ – THI CÔNG – KIỂM ĐỊNH – TỔ CHỨC NGHIỆM THU PCCC

XIN LIÊN HỆ:

CTY CỔ PHẦN TM-XD PCCC QUỐC AN

Địa chỉ : Quoc An Building 231/18 Nguyễn Phúc Chu ,P. 15,Q.Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại : 08.88.58.68.78 – 028.2247.1234

Hotline: 0933.111.114

Website: quocanpccc.com / quocancorp.com / thietbipccc24h.com

Email Công ty: quocan@quocanpccc.com

Kinh doanh: sales@quocanpccc.com

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Nghiệm thu PCCC – Hoàn công PCCC

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan